Thông tin cơ bản về Gỗ công nghiệp MDF phủ Laminate
Laminate là tên gọi của một loại vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp có thuật ngữ khoa học là High Pressure Laminate (HPL). Ngoài ra người ta còn gọi laminate với cái tên là Formica. Vì vậy, MDF phủ Laminate được hiểu là ván gỗ công nghiệp gồm phần cốt là ván MDF và lớp phủ bề mặt là tấm Laminate. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, đa dạng về màu sắc và hình thái. Và điểm đặc biệt mà người ta biết đến nó chính là khả năng chịu nhiệt.
Cấu tạo của gỗ MDF phủ Laminate
Sản phẩm ván gỗ ép phủ MDF phủ Laminate được cấu tạo gồm 2 phần chính là lõi ván và bề mặt Laminate:
- Lõi ván MDF: với 75% là bột gỗ hay sợi bột gỗ, 11- 14% là keo UF làm chất kết dính (Urea Formaldehyde) hoặc keo MUF chống ẩm (Melamine Urea Formaldehyde), phần còn lại là nước và chất phụ gia như parafin, chất làm cứng… Bột gỗ ở đây chính là gỗ từ cây thông, bạch đàn, cao su, sồi,… với đặc điểm chung của các loại gỗ này là mềm. Gỗ được cắt khúc, bỏ vỏ rồi tiến hành quy trình sản xuất nghiêm ngặt của hãng.
- Lớp phủ Laminate: tính thẩm mỹ và các đặc tính tuyệt vời của tấm ván là nhờ vào lớp phủ này. Chỉ riêng lớp này cũng có cấu tạo 3 lớp nhỏ đó là:
+ Lớp Overlay: lớp này được phủ trên cùng, với chức năng là tạo độ cứng để chịu chịu lửa, chống nước, chống trầy xước, chống ăn mòn hóa chất, dễ vệ sinh,…
+ Lớp Decorative Paper: đây chính là lớp phim mỹ thuật, các họa tiết yêu cầu được in lên giấy phim, và ép vào lớp overlay ở nhiệt độ và áp suất cao, lúc này lớp giấy phim bám vào. Cách làm này vừa đẹp vừa đẹp.
+ Lớp Kraft Papers: đây là lớp cuối cùng, nó gồm nhiều lớp giấy được nén chặt bằng nhiệt độ cao giúp tăng tính va đập cho tấm phủ.
Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF phủ laminate
Bất kỳ loại gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Gỗ MDF phủ Laminate cũng không phải ngoại lệ.
Ưu điểm
- Loại ván gỗ này có màu sắc đa dạng đáp ứng được cả tính thẩm mỹ lẫn phong thủy trong thiết kế nội thất
- Ván gỗ công nghiệp MDF phủ Formica có tính dẻo dai, độ cứng vừa phải
- Ưu điểm được yêu thích của dòng gỗ này chính là khả năng chống trầy xước, chống nhiệt, chống ẩm, chống phai màu, ngăn ngừa sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn, chống ăn mòn từ chất tẩy rửa, lau chùi, đảm bảo kéo dài tuổi thọ sử dụng.
- Khả năng chống mối mọt, không co ngót, phồng rộp hay giãn nở, đây là điểm tuyệt vời của sản phẩm này khi sử dụng ở đất nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như Việt Nam.
- Việc thi công cũng rất đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên mà tính thẩm mỹ vẫn được đảm bảo.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm thì loại gỗ này cũng có các nhược điểm như:
- Giá gỗ ván MDF phủ Formica rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nhưng lại khá cao so với gỗ công nghiệp thông thường khác.
- Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật dán, quy trình sản xuất. Do đó, để đảm bảo chất lượng cũng như độ bền thì gia chủ hay chủ đầu tư cần chọn đơn vị sản xuất uy tín, có nhiều kinh nghiệm, nhận được đánh giá cao từ đông đảo khách hàng.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF phủ Laminate
Từ đặc điểm cấu tạo của gỗ chúng ta dễ dàng xác định được quy trình sản xuất gỗ phải trải qua 2 giai đoạn chính là sản xuất ván ép MDF sau đó là giai đoạn dán lớp phủ.
Xem Quy trình sản xuất gỗ MDF tại: Gỗ MDF là gì? được làm từ gì? quy trình sản xuất MDF
Giai đoạn 2 là dán phủ lên bền mặt trải qua các bước:
- Bước 1 : Chuẩn bị keo dán chuyên dụng WBP và keo Phenol trên nền keo E1, keo E0. Đây đều là những loại keo chuyên dụng có độ kết dính cao, không gây độc hại.
- Bước 2: Chuẩn bị bề mặt Laminate, bề mặt Laminate phải đảm bảo kích thước đồng đều, kích thước tối ưu nhất là khoảng 0.6mm.
- Bước 3: Tiến hành dán Laminate lên tấm ván.
- Bước 4: Ép chỉ nẹp vào viền của tấm ván để tăng tính thẩm mỹ và độ chắc chắn.