Ván MDF phủ giấy PU là gì?
Ván MDF phủ giấy PU là ván ép công nghiệp được tạo thành từ 2 lớp là lớp cốt ván MDF là lớp phủ bằng giấy PU. Loại gỗ này có khả năng chịu lửa cũng như là nước tốt. Màu sắc đa dạng nên có thể dùng làm độ nội thất hay trang trí không gian sống.
Cấu tạo của ván MDF phủ giấy PU
Cấu tạo 2 lớp này gồm:
- Lớp cốt ván MDF: gồm các dăm gỗ từ bìa các loại gỗ tự nhiên được trộn với keo dính công nghiệp, sau đó ép dưới nhiệt độ cao tạo nên độ chắc chắn, chịu lực tác động lớn.
- Lớp giấy PU: lớp phủ này giúp tăng khả năng chống trầy xước, chống thấm nước và tăng thẩm mỹ do có bảng màu đa dạng. Giá thành lớp giấy này rẻ nên tiết kiệm chi phí rất tốt.
Cũng giống như các dòng sản phẩm khác của gỗ MDF. Ván phủ giấy PU có 2 loại: ván thường (hay còn gọi là ván trơn) và ván chống ẩm (hay còn gọi là ván lõi xanh).
Kích thước ván MDF giấy PU và tiêu chuẩn chất lượng ván MDF phủ giấy PU
Kích thước tiêu chuẩn 1.200 x 2.400 (mm) và 1220 x 2440 (mm)
Độ dày của ván 2.5 – 25 (mm)
Ưu nhược điểm của ván MDF phủ giấy PU
Ưu điểm
- Chống ấm, chống mốc trong môi trường không khí ẩm
- Cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
- Dễ dàng tạo dáng và uốn cong theo nhu cầu sử dụng
- Không bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng
- Có độ thẩm mỹ cao
- Giá thành thấp hơn rất nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác, đặc biệt là nhờ lớp giấy PU có giá rẻ.
- Lớp giấy PU có bảng màu sắc đa dạng, chân thực, dùng để làm đồ nội thất hay đồ trang trí đều được
Nhược điểm
- Độ dày hạn chế: nếu muốn độ dày trên 25mm sẽ phải ép dán thêm dẫn tới độ bền không cao.
- Không thể chạm trổ những chi tiết nhỏ như gỗ tự nhiên.
- Sản phẩm sẽ kém chất lượng nếu chứa thành phần formaldehyde vượt quá quy định (lớn hơn 0,02%), khi đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nế tiếp xúc trong một thời gian dài.
Quy trình sản xuất ván MDF phủ giấy PU
Để sản xuất ra những tấm ván gỗ chất lượng bền tính, tính thẩm mỹ cao người ta dùng đến nguyên liệu là những khúc gỗ tự nhiên, bóc vỏ, keo dán chuyên dụng và giấy phủ PU với quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Chế tạo dăm gỗ
Các khúc gỗ tròn, bìa gỗ sau khi được bóc vỏ sẽ đem đi nghiền, băm thành các dăm gỗ nhỏ dài xấp xỉ 20mm.
Tiếp đến là đổ vào các phễu chứa để sàng lọc và làm sạch. Các dăm gỗ lớn hơn 40mm hoặc nhỏ hơn 5mm sẽ được loại bỏ.
Số dăm đạt tiêu chuẩn sẽ được làm sạch và đưa qua máy hút từ để loại bỏ kim loại.
- Bước 2: Chế tạo sợi gỗ
Dăm gỗ sau khi được làm sạch sẽ được hầm áp suất trong khoảng vài phút ở nhiệt độ khoảng 160°C. Sau khi mềm ra, dăm gỗ được nghiền bằng máy nghiền đĩa có 1 đĩa tĩnh và 1 đĩa quay tốc độ cao.
- Bước 3: Tẩm keo và các chất phụ gia
Trộn dăm gỗ với keo thông qua một đường ống dẫn rồi thổi ở tốc độ cao để trộn đều.
Keo được dùng ở đây là keo urea formaldehyde (UF) hoặc keo melamine urea formaldehyde (MUF) giúp tấm ván thành phẩm có khả năng chống ẩm cao.
Tùy vào công năng sản phẩm như chống cháy, chống ẩm,… mà có thể thêm một số chất phụ gia khác.
- Bước 4: Tạo hình
Ván gỗ, xơ gỗ được trải trên một băng chuyền, không khí bên dưới được hút ra, lúc này xơ gỗ được trải đều và tạo thành một lớp hoặc thảm bột, chiều dày gấp 2 lần đến 30 lần so với chiều dày ván thành phẩm.
- Bước 5: Ép ván
Đầu tiên, thảm xơ được đưa qua máy ép, làm giảm độ dày và tạo độ ổn định. Tiếp đến là cắt các cạnh và đưa vào máy ép chính. Cuối cùng tấm ván sẽ được cắt đúng với chiều dài rồi đưa qua giàn quay làm mát, sau đó ván được xếp lên kiện và để phẳng trong khoảng 24h để ván ổn định.
- Bước 6: Phủ giấy PU và hoàn thiện
Ván sau khi ổn định thì đem ra chàm nhám rồi phủ giấy PU lên để tăng độ bóng và tính thẩm mỹ. Kiểm tra và lưu kho trước khi xuất hàng.